Trang chủ

Thời trang

Thể dục thẩm mỹ

Bao bì

Tư vấn doanh nghiệp

Vật liệu xây dựng

Máy phát điện

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Vật liệu xây dựng

5.0/5 (1 votes)

Vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng mà các chủ đầu tư, nhà thầu, người xây dựng dự án đều rất quan tâm khi tiến hành xây dựng bất kỳ một công trình lớn nhỏ. Vậy vật liệu xây dựng là gì? Vật liệu xây dựng gồm những gì? Mua vật liệu xây dựng ở đâu giá tốt, chất lượng đảm bảo? Cùng tìm hiểu ngay bài viết này nhé.

Vật liệu xây dựng

1.Vai trò của vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong mọi công trình xây dựng hiện nay, đặc biệt là:

1.1 Quyết định chất lượng công trình

Chất lượng của vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mọi công trình xây dựng. Vật liệu xây dựng có chất lượng càng tốt, sự ổn định và độ bền càng cao thì chất lượng công trình càng được đảm bảo. Từ đó tuổi thọ của công trình ngày một bền vững.

Vì thế tiêu chí lựa chọn chất lượng vật liệu xây dựng luôn được các chủ đầu tư, đơn vị xây dựng luôn quan tâm và chú trọng để mang đến sự an tâm cho người sử dụng công trình. 

1.2 Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật của công trình

Bên cạnh chất lượng, yếu tố thẩm mỹ và nghệ thuật của công trình là yếu tố được các chủ đầu tư quan tâm. Vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của công trình trong khi thi cộng. 

Tùy vào từng nhóm vật liệu xây dựng mà tiêu chí đánh giá về tính thẩm mỹ sẽ khác nhau. Ví dụ nhóm vật liệu xây dựng thô như xi măng, cát… thì yêu cầu mịn, dễ kết dính, mang đến bề mặt tường, nhà, công trình xây dựng đẹp…. Nhóm vật liệu xây dựng trang trí thì tiêu chí đánh giá về tính thẩm mỹ là màu sắc, hoa văn, phối cảnh….

1.3 Ảnh hưởng đến chi phí và giá thành công trình xây dựng

Chi phỉ vật liệu xây dựng trong công trình chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng. Đối với công trình dân dụng chiếm đến 80%, công trình giao thông đến 75%, và công trình thủy lợi trên 50%.

2. Các loại vật liệu xây dựng

Các loại vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng và phong phú, chúng được chia thành 3 nhóm chính là: nhóm vật liệu xây dựng thô, vật liệu xây dựng hoàn thiện công trình, vật liệu xây dựng trang trí hay còn được gọi là nội, ngoại thất. 

Mỗi loại có những vai trò và chức năng riêng để hỗ trợ hoàn thiện và tạo nên những công trình xây dựng đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

2.1 Nhóm vật liệu xây dựng thô 

Đây là nhóm vật liệu xây dựng gồm các sản phẩm như là: gạch xây, cát, đá, xi măng, sắt thép, nhôm, tôn….các vật liệu xây dựng này sẽ hỗ trợ xây dựng công trình ở giai đoạn ban đầu, mới hình thành để tạo nên những công trình thô với nền móng vững chắc.

a) Phân loại vật liệu xây dựng thô

Các vật liệu xây dựng này được phân thành 2 loại:

  • Vật liệu xây dựng tư nhiên: cát, đá, gỗ…là những sản phẩm được tạo thành hoàn toàn từ tự nhiên.
  • Vật liệu xây dựng nhân tạo: gạch, xi măng, sắt thép, nhôm, tôn…. là các sản phẩm trải qua quá trình xử lý của các nhà máy để tạo nên.

b) Công dụng các loại vật liệu xây dựng thô

Mỗi loại vật liệu xây dựng sẽ đóng vai trò quan trọng trong từng công đoạn cụ thể của một công trình xây dựng hiện nay. Sau đây là một vài loại vật liệu xây dựng quan trọng bật nhất trong mỗi công trình.

  • Cát xây dựng

Cát thường được sử dụng chung cùng với xi măng, vôi để làm vữa cho công việc xây dựng và làm thạch cao. Bên cạnh đó, cát cũng được sử dụng để làm hỗn hợp bê tông. Đây là loại vật liệu xây dựng thô, hỗ trợ hoàn thiện các công trình ở giai đoạn ban đầu.

  • Các loại gạch

Có rất nhiều loại gạch khác nhau sử dụng ở một công trình xây dựng nhưng được phân làm 2 loại chính là: gạch đất nung, gạch không nung. Dù là làm bằng chất liệu gì thì trong xây dựng, gạch nói chung là nhóm vật liệu xây dựng quan trọng của mỗi công trình.

Các loại gạch sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Gạch 3 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 10 lỗ: sử dụng rộng rãi giúp chống nóng cho tường, trần, mái nhà, vách và chống nóng ở sân thượng để trồng rau…
  • Gạch tổ ong: sử dụng để xây dựng những công trình mang hơi hướng cổ điển, không gian trở nên cổ kính, mộc mạc và lắng đọng.

c) Xi măng

Xi măng là một loại chất kết dính thủy lực, được coi là vật liệu xây dựng thô vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết cho bất cứ công trình nào.

Đặc thù của xi măng là tạo độ bám, kết dính tốt giữa các vật liệu trong quá trình xây dựng. Ưu điểm lớn nhất của xi măng được nghiền cực nhỏ, độ mịn cực cao tạo nên vữa hồ dẻo nhất định, làm tăng độ bám dính giữa các bề mặt cực tốt. 

Các thương hiệu xi măng nổi tiếng nhất hiện nay là: Xi măng Hà Tiên, xi măng Thăng Long, xi măng Phúc Sơn, xi măng Fico…

d) Sắt thép

Hệ thống cốt sắt, thép có thể xem là “xương sống” cho cả một công trình. Khi kết hợp cốt thép với bê tông sẽ tạo nên được những kết cấu bê tông cốt thép chịu lực cho cả công trình như móng, giằng móng, cột trụ và dầm giằng.

Tuổi thọ và chất lượng của công trình phụ thuộc rất lớn vào hệ thống sắt théo sử dụng. Vì thế khi lựa chọn sắt thép bạn nên lưu ý về chất lượng của vật liệu.

e) Các loại tôn

Tôn là một trong những vật liệu xây dựng giúp hoàn thiện phần thô và nâng cao tính thẫm mỹ của mọi công trình. Tôn được sử dụng nhiều trong việc lợp mái nhà, các công trình… hoặc sử dụng để đóng la phong trần nhà, làm vách ngăn….

Các sản phẩm tôn rất đa dạng như tôn kẽm, tôn lạnh, tôn sóng ngói, tôn cách nhiệt…giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng vô cùng lớn hiện nay. 

Tại Việt Nam các sản phẩm tôn được sản xuất với tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các thương hiệu tôn nổi tiếng hiện nay là: Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á, Tôn Việt Nhật, Tôn Olympic…

>> Các bạn xem thêm các loại tôn lợp mái tốt nhất

2.2 Nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện công trình

Nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện công trình gồm: các loại gạch ốp lát, gạch lát nền, vôi, sơn, ván đóng trần, thiết bị vệ sinh…..Nhóm vật liệu này đóng vai trò quan trọng trong khâu hoàn thiện các công trình. 

Thông thường các sản phẩm vật liệu xây dựng ở nhóm này thường nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng cực tốt, mẫu mã đẹp và sang trọng, góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên thuế suất nhập khẩu khá cao, vì thế nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng vật liệu xây dựng thì cần chuẩn bị nguồn vốn ban đầu trước khi nhập khẩu các loại vật liệu xây dựng này.

2.3 Nhóm vật liệu xây dựng nội, ngoại thất

Và cuối cùng là vật liệu xây dựng nội, ngoại thất giúp trang trí ngôi nhà để trở nên sang trọng, đẹp hơn. Nhóm vật liệu xây dựng này thường gồm: điện, nước, các loại cửa nhà, cửa cổng, đèn, hàng  rào…….

Mỗi nhóm vật liệu đều có những vai trò quan trọng khác nhau, hỗ trợ tạo nên những công trình xây dựng chất lượng, đẹp và sang trọng, nếu bạn có nhu cầu kinh doanh vật liệu xây dựng thì cần xác định và lựa chọn được nhóm loại vật liệu cung cấp, để từ đó triển khai kế hoạch kinh doanh thuận lợi, suông sẻ và thành công.

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Bạn đang có nhu cầu kinh doanh vật liệu xây dựng thì hãy bỏ túi ngay 10 kinh nghiệm “xương máu” dưới đây để mở cửa hàng kinh doanh thuận lợi và vận hành một cách hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro bạn nhé.

3.1 Khảo sát thị trường vật liệu xây dựng

Khảo sát trị trường vật liệu xây dựng ở tại địa điểm bạn muốn kinh doanh sẽ quyết định đến hơn 50% sự thành công hay thất bại của kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng sau này của bạn. Bởi không phải ở địa điểm nào cũng có thể phát triển, cũng không phải cứ mở cửa hàng ra là sẽ kinh doanh được.

Để chọn được địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp, ưng ý thì bạn nên tiến hành khảo sát thị trường để có những đánh giá thực tế nhất. Khảo sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nắm được nhiều thông tin nhu cầu thị trường sử dụng vật liệu xây dựng tại đây để có thêm quyết định chính xác.

Chúng tôi gợi ý bạn các thông tin cần khảo sát như sau:

a) Khảo sát nhu cầu khách hàng:

Bạn khảo sát mức sống tại đây như thế nào? Nhu cầu xây dựng nhà ở tại đây theo phong cách nào? Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tại đây ra sao, các loại công trình nào chiếm chủ yếu như: công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà máy hay công trình chung cư, căn hộ….

Người dân có xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng ngoại nhập hay không? Nếu có thì tỉ lệ sử dụng vật liệu xây dựng nhập khẩu và trong nước như thế nào….

Hãy đặt nhiều câu hỏi nhất có thể để tìm kiếm và có thêm thông tin hữu ích để góp phần giúp bạn hoàn thiện bảng khảo sát thị trường và có những quyết định thông minh.

b) Khảo sát đối thủ cạnh tranh:

Ông bà ta thường nói: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” quả đúng không sai  đúng không nào. Vì thế quả thật là thiếu sót cho việc khảo sát thị trường vật liệu xây dựng nếu bạn không tìm hiểu về đối thủ tương lai sẽ cạnh tranh với mình.

Những vấn đề bạn có thể đặt ra để khảo sát đối thủ là: Tại đây đã có những cửa hàng vật liệu xây dựng nào chưa?

Nếu có thì đối thủ đang kinh doanh mặt hàng gì là chủ yếu? Tình hình hoạt động kinh doanh của họ thế nào? Nếu bạn ở cửa hàng kinh doanh tại đây thì tỉ lệ cạnh tranh như thế nào? Đâu là lợi thế của bạn và lợi thế của đối thủ. Thị trường vật liệu xây dựng tại đây nếu có 2 cửa hàng thì sẽ như thế nào?...

3.2 Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Sau khi đã khảo sát được thị trường vật liệu xây dựng xong bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở khu vực tốt nhất. Một mặt bằng kinh doanh vật liệu tốt nhất phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Có quy mô và diện tích đủ rộng để xuất nhập hàng hóa một cách thuận lợi.
  • Có vị trí đắc địa, nơi nhiều người qua lại, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông, đặc biệt là xe vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ là một lợi thế cho cửa hàng.
  • Có kho chứa hàng hóa để đảm bảo trong việc bảo vệ chất lượng hàng hóa một cách tốt nhất.

3.3 Chọn các loại vật liệu xây dựng kinh doanh

Như đã chia sẻ bên trên thì vật liệu xây dựng có 3 nhóm chính là nhóm vật liệu thô, hoàn thiện và nội, ngoại thất. Mỗi nhóm sẽ có những công dụng, vai trò hỗ trợ cho từng công đoạn của công trình khác nhau. 

Tùy vào nhu cầu sử dụng của thị trường tại nơi bạn khảo sát và tổng vốn của bạn, kế hoạch, chiến lược kinh doanh của bạn mà lựa chọn các loại vật liệu phù hợp. 

Lời khuyên dành cho bạn là nếu chúng ta là người mới bắt đầu thì nên lựa chọn một trong các mặt hàng của 3 nhóm vật liệu xây dựng trên để làm mặt hàng chủ đạo, chủ lực để tập trung phát triển mạnh sau đó mới đa dạng sản phẩm để tránh hạn chế những rủi ro như chôn vốn, hoặc không có đủ nhân lực, thời gian vận hành…

3.4 Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công trong việc kinh doanh vật liệu xây dựng là chất lượng sản phẩm và giá cả. Vì thế sau khi lựa chọn được mặt hàng chủ lực thì việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp là vô cùng quan trọng.

a) Tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng:

  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa, nguồn gốc, giấy tờ, xuất xứ đầy đủ.
  • Hỗ trợ chiết khấu, công nợ gối đầu
  • Hỗ trợ giao hàng nhanh

b) 3 đối tượng nhà cung cấp mà bạn có thể lựa chọn:

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 đối tượng dưới đây làm nhà cung cấp:

  • Đại lý công ty vật liệu xây dựng tại khu vực

Dành cho những người có vốn ban đầu ít. Nhập khẩu hàng hóa thông qua các đại lý tại khu vực mở cửa hàng vật liệu xây dựng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, có thể nhập số lượng hàng hóa theo nhu cầu, giá cả và chất lượng được đảm bảo bởi đây là đại lý trực thuộc nhà máy hoặc công ty vật liệu xây dựng.

Hiện nay, những cửa hàng vật liệu xây dựng mới mở lựa chọn hình thức nhập này cực kỳ nhiều.

  • Nhà máy sản xuất hoặc công ty vật liệu xây dựng

Dành cho các cửa hàng vật liệu xây dựng kinh doanh đã lâu, có nguồn vốn đủ lớn. Bạn có thể trở thành đại lý trực tiếp của công ty, nhà máy sản xuất và nhập khẩu với mức giá ưu đãi tốt nhất, có hỗ trợ giao nhận hàng tận nơi, hưởng các chính sách tốt nhất từ nhà máy. 

Tuy nhiên hình thức nhập hàng này thường nhập với số lượng theo đơn hàng, cần vốn lớn. Vì thế không phù hợp với các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng mới mở.

  • Nhập trực tiếp từ nước ngoài

Ngày nay, các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài luôn được khách hàng ưa chuộng và sử dụng nhiều vì thế bạn có thể nhập khẩu vật liệu xây dựng trực tiếp từ nước ngoài.

Tuy nhiên điểm hạn chế của hình thức nhập khẩu này là chi phí nhập khẩu cao, thuế suất nhập khẩu mỗi khu vực mỗi khác nhau, thủ tục nhập khẩu cần rất nhiều công đoạn, hồ sơ, vì thế đòi hỏi bạn phải là người am hiểu trong việc này mới thuận lợi nhập khẩu hàng hóa. 

3.5 Định giá vật liệu xây dựng từng loại

Ngày nay, giá vật liệu xây dựng thường được niêm yết giá trực tiếp từ nhà máy hoặc công ty sản xuất để có giá chung trên thị trường để hỗ trợ tối đa cho khách hàng. 

Vì thế bạn luôn cập nhật bảng giá mới nhất từ đại lý, nhà máy, công ty nhập hàng để đảm bảo mang tới giá cả phù hợp nhất cho khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng cho cửa hàng.

3.6 Đăng ký thủ tục cấp phép kinh doanh vật liệu xây dựng

Sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên thì đây là khâu quan trọng trong việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng là đăng ký thủ tục cấp phép và thành lập doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng theo đúng quy định của nhà nước.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ các quy định, quy trình xin cấp phép mở cửa hàng vật liệu xây dựng gồm những gì và tự đăng ký hoặc lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty vật liệu xây dựng để hoàn tất hồ sơ, thủ tục một cách nhanh nhất, đúng quy định và pháp lý của nhà nước để giúp bạn hiện thực hóa việc kinh doanh vật liệu xây dựng.

3.7 Thiết kế cửa hàng vật liệu xây dựng

Thiết kế cửa hàng vật liệu xây dựng là một trong những khâu quan trọng giúp bạn thu hút được khách hàng cũng như sắp xếp hàng hóa một cách logic, phù hợp và tận dụng được tối đa diện tích nhất có thể.

Một cửa hàng vật liệu xây dựng có kệ trưng bày đầy đủ phân khu rõ ràng, bố trí hàng mẫu giúp khách hàng có thể qua sát và lựa chọn không chỉ thuận lợi cho việc mua bán mà còn tăng tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp của cửa hàng, nâng cao được thương hiệu, giá trị của cửa hàng từ đó củng cố được niềm tin và giữ chân khách hàng lâu hơn.

Việc thiết kế và sắp xếp hàng hóa cũng giúp bạn dễ dàng trong việc theo dõi và quản lý hàng hóa thuận tiện hơn.

3.8 Đầu tư trang thiết bị hỗ trợ vận chuyển

Nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tập trung vào việc mở cửa hàng, nhập hàng…. Mà quên bén đi rằng để phục vụ tốt cho khách hàng chúng ta cần đầu tư những phương tiện vận chuyển, giao hàng tận nơi. 

Vì thế bạn cần lưu ý và phân bổ nguồn vốn hợp lý, đặc biệt là đầu tư xe vận chuyển. Đừng để việc này trở thành bất tiện và khó khăn cho bạn khi mở cửa hàng kinh doanh nhé.

Nếu bạn có nguồn vốn ít có thể nhập khẩu số lượng hàng vừa phải và nên đầu tư một chiếc xe vừa đủ để chủ động đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. 

3.9 Thuê nhân sự phát triển cửa hàng vật liệu xây dựng

Bạn không thể một mình vận hành cửa hàng vật liệu xây dựng, vì thế việc thuê nhân sự là vô cùng cần thiết đặc biệt là nhân viên bán hàng, nhân viên kiểm kho, nhân viên vận chuyển, giao hàng, nhân viên kế toán,….

So với các mô hình kinh doanh khác thì kinh doanh vật liệu xây dựng cần nhiều nhân lực hơn, khối công việc cũng nặng hơn, đặc biệt trong việc vận chuyển hàng hóa. Nếu bạn là cửa hàng mới thì có thể tinh gọn các bộ phân khác như kiểm kho, kế toán bằng việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài để tiết kiệm chi phí.

Đặc biệt là công việc về sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo thuế cho nhà nước….. bạn có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói để vừa phục vụ công việc, lại an toàn, an tâm và tiết kiệm khá nhiều chi phí.

3.10  Lập kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh, marketing

Dù là mô hình kinh doanh mang khu vực nhưng bạn không thể mở rộng và phát triển cửa hàng nếu không có kế hoạch bán hàng, marketing cụ thể. Vì thế công đoạn lập kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cũng như bao mô hình kinh doanh khác thì bạn có thể triển khai chiến lược phát triển kinh doanh của cửa hàng vật liệu xây dựng trên 2 hoạt động phổ biến là: kinh doanh truyền thống và kinh doanh online.

a) Hoạt động doanh truyền thống

Đối với hoạt động kinh doanh truyền thống thì điều tiên quyết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh là vị trí của cửa hàng. Một vị trí đắc địa, đông dân cư, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng tìm năng nhiều hơn. 

Nên tận dụng hết những lợi thế của cửa hàng bằng việc thiết kế và trang trí cửa hàng một cách thông minh, khoa học để tạo ấn tượng và sự tò mò của khách hàng. Có thể chuẩn bị và bố trí các standy, bảng hiệu chương trình khuyến mãi, ưu đãi trước cửa hàng để tăng thêm giá trị cho khách hàng khi mua hàng của bạn.

Bên cạnh đó phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm và các dịch vụ giao hàng, hỗ trợ vận chuyển…. để mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng.

b) Hoạt động kinh doanh online

Ngày nay, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh. Bạn không thể không tận dụng các phương tiện internet để marketing và quảng bá thương hiệu để mở rộng quy mô của cửa hàng.

Để giúp khách hàng tiếp cận rộng và nhanh nhất thông qua các kênh thương mại điện tử thì bạn cần chuẩn bị: Một website với đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm để khách hàng tìm kiếm và tham khảo, các kênh truyền thông khác như facebook, zalo…. Nói chung khách hàng của bạn sử dụng kênh nào thì phải có ở đó và một khoảng chi phí đầu tư để quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

Bạn có thể tham khảo bố cục mô hình website cửa hàng vật liệu xây dựng chuẩn được nhiều khách hàng tìm kiếm nhất hiện nay ở link bên dưới để có thêm ý tưởng xây dựng website cho mình nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng

So với các hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh vật liệu xây dựng cũng không mấy khác nhau. Bạn nên triển khai cả 2 hình thức onlnine và offline để tạo độ phủ của thương hiệu và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng và đạt được những thành công nhất định.

3.11 Quản lý dòng tiền khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Yếu tố sau cùng là quản lý dòng tiền của cửa hàng. Đây là một trong những yếu tố khó khăn nhất mà hầu như mọi doanh nghiệp mới hiện nay đều vấp phải và dễ dàng dẫn đến trường hợp thất bại trong kinh doanh và họ luôn rơi vào một trường hợp chung là “kinh doanh luôn thấy có lời nhưng dòng tiền không có, dẫn tới thâm hụt ngân sách và bị chôn vốn”

Nếu được bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về tài chính thật vững vàng trước và đang trong kinh doanh, bởi yếu tố dòng tiền và quản lý kinh doanh là 2 yếu tố sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là các cửa hàng mới mở, các starup thì dòng tiền vô cùng quan trọng.

Dòng tiền của cửa hàng vật liệu xây dựng chủ yếu được phân bổ vào hàng hóa và công nợ của khách hàng. Vì thế bạn cần phải biết cách nhập hàng khoa học và có các điều kiện thanh toán khi mua hàng một cách cụ thể để đảm bảo dòng tiền luôn dương.

Khách hàng thường mua nợ, không thanh toán cả hợp đồng mà chia thành từng đợt trong khi bạn cần tiền để quay vòng và nhập hàng. Không nên cho khách hàng nợ quá lâu và 100% hóa đơn. Chẳng hạn, bạn cần yêu cầu khách hàng thanh toán 60% hóa đơn và thanh toán trong 3 - 6 tháng. 

Kinh doanh ngành hàng này đòi hỏi một lượng vốn lớn để duy trì, do đó nếu cứ để khách hàng nợ làm thế nào để bạn xoay được dòng tiền, làm thế nào để bạn nhập hàng, làm thế nào để bạn cần vận hành. Vì thế hãy thật thông minh và trang bị cho mình kiến thức tài chính thật vững chắc để “bảo hiểm rủi ro” cho cửa hàng, doanh nghiệp của bạn nhé.

Trên đây là những kinh nghiệm xương máu về việc mở cửa hàng vật liệu xây dựng và vận hành, kinh doanh vật liệu xây dựng, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.